Phân biệt bình khí và bình Bột

So sánh bình chữa cháy CO2 và bình bột

Cách sử dụng bình nào cho đám cháy loại nào?

So sánh, phân biệt ưu và nhược điểm củ bình chữa cháy khí CO2 và bình chữa cháy bột

Khi lựa chọn bình cứu hỏa nếu kiến thức không vững, bạn sẽ dễ dàng vướng phải thắc mắc này khi chọn mua. Thường bạn chỉ có thể biết bình chữa cháy là để dập lửa. Còn bình nào tối ưu nhất cho việc dập lửa. Nên chọn và sử dụng bình nào, cách phân biệt chúng qua đặc điểm công dụng cũng như cấu tạo là điều được mọi người tìm kiếm rất nhiều. Qua bài này chúng tôi sẽ giải đáp cho bạn cách phân biệt và so sánh bình chữa cháy CO2 và bình bột.

Một vấn đề cần lưu ý nhỏ cho bạn: để tránh mua phải hàng nhái, hàng trôi nổi không rõ nguồn gốc xuất xứ, bạn chỉ nên chọn mua cho mình loại bình có tem kiểm định của cơ quan công an. Bạn có thể liên hệ chúng tôi qua số: 0972447071 hoặc 0974012381 để được tư vấn một cách tốt nhất.

So sánh – phân biệt bình chữa cháy bộtbình chữa cháy khí CO2:

so sánh bình chữa cháy co2 và bình chữa cháy bột

Đầu tiên là phân biệt qua ngoại hình bên ngoài của 2 bình, có thể dễ dàng nhận biết chúng qua vòi phun. Như hình trên bạn có thể dễ dàng nhận biết sự khác biệt của chúng qua chiếc vòi phun. Đối với bình bột thì vòi phun nhỏ gọn và trên bình có đồng hồ đo, còn bình CO2 thì là dạng vòi phun lờn (loa phun) thường dài vào khoảng 0,4m và không có đồng hồ đo áp suất.

Đi sâu vào bên trong thì bình CO2 chứa khí CO2 được nén dưới áp suất cao trở thành dạng lỏng. Bình bột thì chứa bột NaHCO3 và thường dùng khí trơ hay còn gọi là N2 nén lại để có thể đẩy bột phun ra ngoài qua vòi phun.

Bạn có thể xem hình dưới đây để có thể dễ dàng phân biệt hai loại bình hơn qua van xả của bình.

van xả bình chữa cháy

Ngoài ra chúng tôi xin cung cấp thêm một chi tiết rất quan trọng đó là chốt kẹp chì an toàn của bình và cách rút chốt khi sử dụng bình.

Đã có rất nhiều trường hợp có bình chữa cháy trong tay nhưng chưa qua quá trình đào tạo nào, khiến cho việc sử dụng bình trở nên khó khăn hơn bình thường. Chốt hãm hay chốt an toàn hay chốt kẹp chì thường được gắn trên van bóp xả của bình. Nó có tác dụng ngăn không cho van mỏ vịt khép lại khiến khí CO2 hoặc bột phun ra. Ngoài ra chốt này cũng được nẹp chì vào cũng như là để chúng ta có thể hiểu là bình chưa được sử dụng lần nào.

Cách rút chốt kẹp chì trên bình rất đơn giản sử dụng 1 ngón tay móc vào vòng tròn trên chốt và giật nhẹ nhàng theo hướng đối diện vói van mỏ vịt là có thể sử dụng bình.

Ứng dụng và cách sử dụng bình chữa cháy khí CO2 – Bình bột

thông số kỹ thuật, ký hiệu của từng loại bình chữa cháy

 

Đánh giá công dụng của từng loại bình chữa cháy

Bình chữa cháy khí CO2

danh sách bình chữa cháy việt nam

 Bình chữa cháy CO2 xách tay MT3 (3kg), MT5 (5kg) là loại nhỏ gọn rất thích hợp để dập những đám cháy vừa và nhỏ mới phát sinh. Đối với những hệ thống lớn bạn có thể lựa chọn bình chữa cháy xe đẩy MT24 (24kg). Bình CO2 rất hữu dụng cho những đám cháy thiết bị điện, những phòng kín hoặc tầng hầm, ngoài ra bình còn khả năng dập được những đám cháy bắt nguồn từ chất rắn hoặc chất lỏng.

k hiệu trọng lượng bình chữa cháy khí co2

Điểm mạnh của bình chữa cháy khí CO2 đó chính là khả năng dập tắt những đám cháy trên các thiết bị điện, điện tử, linh kiện mà không lo làm hỏng hóc những thiết bị này. Vì khí CO2 sau khi phun ra sẽ rất nhanh chóng tan trong tự nhiên. Cách sử dụng bình cũng rất nhanh chóng đơn giản, hiệu quả.

Cách sử dụng bình chữa cháy CO2:

Đối với bình CO2 khoảng cách chữa cháy tốt nhất là từ 0,5 ~ 1,5m vì vậy bạn cần phải nắm rõ điều này khi tham gia cứu hỏa. Khi phát hiện hỏa hoạn cần nhanh chóng mang bình CO2 tiếp cận đám cháy. Nhanh chóng rút chốt an toàn kẹp chì trên bình, sau đó 1 tay cầm loa phun của bình hướng vào gốc của ngọn lửa tay còn lại bóp vào van bình. Khí CO2 sẽ nhanh chóng thoát ra dưới dạng tuyết thán khí lạnh đén -79 độ C. Nhanh chóng làm lạnh đám cháy và ngăn vật liệu cháy tiếp xúc với O2 khiến cho sự cháy triệt tiêu.

Bình CO2 được khuyến cáo nên sử dụng cho những văn phòng, cửa hàng, nhà xưởng, tiệm linh kiện điện tử, vi tính, nhà kho, tầng hầm … rất tốt

Một vài lưu ý khi sử dụng bình chữa cháy CO2

  • Đề phòng bỏng lạnh không được phun trực tiếp lên người hoặc vật sống, khi xịt chỉ cầm lên phần nhựa, cao su trên vòi phun.
  • Do phun ra dạng khí nên khi phun ngoài trời cần lựa hướng dầu gió.
  • Chì được dừng phun khi hết bình hoặc đám cháy tắt hoàn toàn.
  • Khi tham gia chữa cháy nơi tầng hầm hoặc phòng kín, cần ưu tiên sơ tán người bị nạn và chuẩn bị cho mình lối thoát hiểm trước khi tham gia chữa cháy.
  • Khi dập đám cháy từ chất lỏng cần phun phủ bề mặt, không phun trực tiếp vào chất lỏng khiến cho việc dập lửa thêm khó khăn.
  • Không sử dụng bình CO2 để dập những đám cháy bắt nguồn từ kim loại kiềm thổ, than cốc, phân đạm vì chúng có tính khử mạnh dễ gây cháy nổ khiến đám cháy thêm phức tạp.
  • Kiểm tra bình định kỳ bằng cách quan sát ngoại hình của bình và cân trọng lượng của bình. Nếu thấy có sự hao hụt cần tính phương án bảo dưỡng, nạp sạc lại bình.

 Bình chữa cháy bột

danh sách bình chữa cháy việt nam

Được phân ra làm 2 loại:

Ký hiệu BC, ABC thể hiện khả năng chữa cháy những đám cháy bắt nguồn từ những chất khác nhau. Nhưng nhìn chung cấu tạo bên trong của bình bột là giống nhau. Bao gồm chất bột chữa cháy và khí trơ N2 được nén dưới áp suất cao để có thể đẩy bột ra ngoài. Bột chữa cháy thường không độc, không dẫn điện tuy nhiên khi xịt lên bề mặt linh kiện điện tử có thể gây hỏng hóc do lượng bột bám lên. Sử dụng tốt nhất với những đám cháy vừa và nhỏ mới phát sinh.

Đi sâu vào nghiên cứu ký hiểu những chữa cái có trên bình:

  • A: Chữa các đám cháy chất rắn như: gỗ, bông, vải, sợi, nhựa…
  • B: Chữa các đám cháy chất lỏng như: xăng, dầu hỏa, cồn, rượu…
  • C: Chữa các đám cháy chất khí như: gas, metan (khí đốt hoá lỏng)…

Đa năng nhất có thể kể đến bình chữa cháy bột ABC có thể dập hầu hết các đám cháy bắt nguồn từ các chất rắn, lỏng, khí.

Cách sử dụng bình chữa cháy bột ABC, BC

Nhìn chung cách sử dụng cũng khá tương tự với bình chữa cháy khí CO2. Tuy nhiên có một vài điểm cần lưu ý sau đây. Trước khi sử dụng bình, nhất là đối với bình xách tay cần xóc nhẹ để trộn đều lượng bột trong bình được tơi, phun ra với hiệu quả cao nhất. Bình chữa cháy bột có khả năng phun xa đến 5m nên phạm vi chữa cháy tốt nhất của bình rơi vào khoảng ~ 1,5m. Cũng như bình CO2 bạn cần căn khoảng cách an toàn trước khi chữa cháy và chọn đầu hướng gió nếu phun ngoài tự nhiên.

Biện pháp phòng cháy chữa cháy ở nhà, nơi làm việc, khu vực sản xuất

Biện pháp phòng cháy chữa cháy ở nhà, nơi làm việc, khu vực sản xuất

 I Các biện pháp phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn đối với nhà ở:

Để đảm bảo an toàn PCCC đối với nhà ở, phòng ở, chủ hộ và các thành viên trong gia đình cần thực hiện các biện pháp sau đây:

  1. Mỗi gia đình nên có dự kiến các tình huống thoát nạn khi có cháy xảy ra. Trang bị dụng cụ trữ nước, xô thùng để vừa phục vụ sinh hoạt hàng ngày, vừa phục vụ chữa cháy, trang bị Bình chữa cháy CO2, Bình chữa cháy MFZ4, MFZ…Và mọi người trong gia đình phải học tập để sử dụng các dụng cụ chữa cháy được trang bị.
  2. Không để nhiều đồ dùng, hàng hoá dễ cháy ở nơi đun nấu. Không dự trữ xăng, dầu, khí đốt và các chất lỏng dễ cháy trong nhà ở, trường hợp cần phải để dự trữ thì chỉ dự trữ với số lượng ít nhất và đảm bảo các biện pháp an toàn.
  3. Bố trí nơi thờ cúng hợp lý, đèn, hương, nến phải đặt chắc chắn trên các vật không cháy, cách xa vật dễ cháy.
  4. Ôtô, xe máy và các phương tiện dụng cụ có xăng, dầu, chất lỏng… dễ cháy để trong nhà ở, phải cách xa bếp đun nấu, nguồn sinh lửa, sinh nhiệt.
  5. Phải lắp thiết bị tự ngắt (Aptomat) cho hệ thống điện chung toàn nhà, từng tầng và từng thiết bị tiêu thụ điện công suất lớn, khắc phục các hư hỏng có nguy cơ dẫn đến chạm chập, cháy nổ.
  6.  Khi sử dụng bếp điện, lò sấy phải có người trông coi, không để trẻ nhỏ, người già mắt kém, sử dụng các thiết bị điện.
  7. Nơi đun nấu phải có vách ngăn bằng vật liệu không cháy. Nếu dùng bếp gas phải có các biện pháp an toàn, khi đun nấu xong phải tắt bếp và đóng van xả gas, khi đun phải có người trông coi.
  8. Trước khi đi ra khỏi nhà và trước khi đi ngủ phải kiểm tra nơi đun nấu, nơi thờ cúng, tắt các thiết bị điện không cần thiết.
  9. Không lắp lồng sắt, lưới sắt ở lan can nhà cao tầng. Trường hợp đã lắp thì phải có cửa thoát nạn theo quy định, chốt trong và không được khoá. Chuẩn bị sẵn thang, thang dây để thoát nạn khi cháy xảy ra.
  10. Thực hiện việc bảo quản, sắp xếp đồ dùng trong gia đình ngăn lắp, đúng quy định, không lấn chiếm lối thoát nạn. Chuẩn bị sẵn dụng cụ phá dỡ để tạo lối thoát nạn khi cần thiết.
  11. Khi xảy ra cháy, báo động cho mọi người xung quanh biết, bằng cách hô to, đánh kẻng báo động…Nhanh chóng tìm mọi cách ngắt nguồn điện nơi xảy ra cháy, sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ được trang bị để dập tắt đám cháy, ngăn chặn chống cháy lan. Tổ chức thoát nạn, cứu người và di chuyển tài sản theo phương án, tình huống đã dự kiến. Đồng thời thông báo bằng mọi cách nhanh nhất tới đội dân phòng, chính quyền, công an nơi gần nhất và gọi điện thoại báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số 114 đến tham gia chữa cháy.
  1. Mọi người trong gia đình cần trao đổi các biện pháp PCCC nêu trên

II Các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC tại nơi làm việc, khu vực sản xuất:

Để đảm bảo an toàn PCCC, chấp hành nghiêm túc quy định an toàn PCCC, tại nơi làm việc, khu vực sản xuất cần thực hiện những biện pháp sau đây:

  1. Có niêm yết nội quy PCCC, biển cấm lửa, cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở những nơi có nguy hiểm về cháy, nổ.
  2. Thực hiện các biện pháp, giải pháp kỹ thuật để khống chế và kiểm soát chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt, nguồn sinh lửa, sinh nhiệt.
  3. Trước khi tiến hành công việc phải thực hiện kiểm tra an toàn PCCC tại nơi làm việc, nơi sản xuất do mình đảm nhiệm, nếu phát hiện có dấu hiệu mất an toàn về PCCC phải tìm mọi cách để khắc phục và báo ngay người quản lý trực tiếp biết.

Khi nghỉ làm việc phải tắt các nguồn điện, nguồn nhiệt đồng thời kiểm tra các yếu tố khác có thể phát sinh nguồn nhiệt tại khu vực mình đảm nhiệm.

  1. Sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu nhất là các chất đặc biệt nguy hiểm về cháy, nổ như: Xăng, dầu, khí cháy thì phải thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn PCCC theo quy định.
  2. Hàng hoá trong kho phải được sắp xếp theo đúng quy định an toàn PCCC.
  3. Lắp đặt thiết bị bảo vệ (Aptomat) cho hệ thống điện toàn cơ sở, từng khu vực, phân xưởng và các thiết bị điện có công suất lớn, tách riêng các nguồn điện: chiếu sáng, phục vụ thoát nạn, chữa cháy, sản xuất… Nghiêm cấm các hành vi tự ý: Câu mắc, dùng dây dẫn điện cắm trực tiếp vào ổ điện, sử dụng điện tùy tiện mất an toàn…
  4. Khi tiến hành hàn, cắt kim loại. Phải che chắn bằng các vật liệu chống cháy, di chuyển các vật liệu dễ cháy ra khỏi khu vực hàn, cắt (tối thiểu là 10m), không để vảy hàn tiếp xúc với các vật dễ cháy, phải cử người trông coi thường xuyên trong suốt quá trình hàn, cắt. Chỉ sử dụng các thiết bị, dụng cụ hàn, cắt đảm bảo an toàn PCCC

Khi tiến hành các công việc hàn, cắt kim loại trong khu vực gian tuabin bắt buộc phải có phiếu công tác và phải thử nồng độ hyđrô. Phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn PCCC theo quy định.

  1. Có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn cho cả công trình, từng khu vực; có hệ thống đèn chiếu sáng sự cố, đèn chỉ dẫn hướng và đường thoát nạn.
  2. Có hệ thống thông gió, thoát khói, chống tác động của nhiệt trên lối thoát nạn, phòng lánh nạn tạm thời; không để vật tư, hàng hoá làm cản trở lối thoát nạn.
  3. Thành lập đội PCCC cơ sở, đội PCCC chuyên ngành; mỗi bộ phận, phân xưởng, ca làm việc có tổ hoặc có người tham gia đội PCCC; bố trí lực lượng thường trực chữa cháy 24/24 giờ, đảm bảo điều kiện chữa cháy tại chỗ.
  4. Tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ PCCC và CNCH cho cán bộ quản lý, lực lượng PCCC cơ sở, chuyên ngành, an toàn viên và những người làm việc trực tiếp tại nơi có nguy hiểm về cháy nổ.
  5. Trang bị phương tiện chữa cháy, cứu người phù hợp với quy mô, tính chấtđặc điểm nguy hiểm cháy, nổ của từng khu vực sản xuất.
  6. Xây dựng phương án và tổ chức thực tập phương án chữa cháy, thoát nạn, cứu người trong tình huống phức tạp nhất.
  7. Khi xảy ra cháy, báo động cho mọi người xung quanh biết, bằng cách hô to, đánh kẻng báo động, nhấn chuông báo cháy…Nhanh chóng tìm mọi cách ngắt nguồn điện nơi xảy ra cháy, sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ được trang bị để dập tắt đám cháy, ngăn chặn chống cháy lan. Tổ chức thoát nạn, cứu người và di chuyển tài sản theo phương án, tình huống đã dự kiến. Đồng thời thông báo bằng mọi cách nhanh nhất tới người phụ trách trực tiếp biết, gọi điện thoại báo cho lực lượng Cảnh sát PCCC theo số 114, đến tham gia chữa cháy.